Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý, được nhiều người dùng để hỗ trợ chi phí điều trị bệnh. Vậy có được sử dụng bảo hiểm y tế để chi trả trám răng hay không? Hãy tìm hiểu câu trả lời trong phần tiếp theo của bài viết!
Được sử dụng bảo hiểm y tế để chi trả trám răng hay không?
Trám răng là một dịch vụ nha khoa phổ biến, đặc biệt trong việc điều trị các vấn đề như sâu răng, răng vỡ, nứt gãy… Có những trường hợp bác sĩ khuyên trám 3-4 hoặc nhiều răng cùng một lúc, dẫn đến chi phí điều trị đáng kể. Điều này khiến nhiều người tự hỏi liệu trám răng có được sử dụng bảo hiểm y tế để chi trả trám răng hay không?
Theo quy định hiện tại của Luật Bảo hiểm Y tế năm 2014: Chỉ có các dịch vụ như khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và sinh con được bảo hiểm y tế chi trả.
Do đó, bệnh nhân sẽ được bảo hiểm y tế chi trả khi điều trị các vấn đề về răng miệng, bao gồm:
- Trám răng để chữa sâu răng.
- Trám răng cho trường hợp răng bị vỡ, nứt.
- Nhổ răng do viêm nướu, viêm nha chu, hoặc áp xe răng.
- Nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch.
Bảo hiểm y tế sẽ thanh toán chi phí nếu bác sĩ chỉ định trám răng để điều trị sâu răng hoặc rạn nứt. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân muốn trám răng vì mục đích thẩm mỹ, chi phí này không được bảo hiểm thanh toán.
Xem thêm: Trám răng là gì?
Bảo hiểm y tế chi trả cho những dịch vụ nào?
Khám răng
Khi gặp các vấn đề về răng và cần khám và điều trị, chi phí khám và thuốc men sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định của Điều 21 trong Luật bảo hiểm y tế. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về quyền lợi cá nhân khi tham gia Bảo hiểm Y tế trong trường hợp cần khám chữa các bệnh về răng miệng.
Nhổ răng
Theo quy định của Điều 21 trong Luật bảo hiểm y tế, bạn sẽ được hưởng chế độ Bảo hiểm Y tế khi nhổ răng trong các trường hợp sau đây:
- Răng bị sâu.
- Răng khôn (răng số 8) mọc lệch, mọc ngầm… hoặc gặp các bệnh lý khác.
- Răng mắc các bệnh lý về răng miệng, viêm nhiễm hoặc do tình huống bắt buộc phải nhổ.
Trường hợp bạn nhổ răng do bệnh lý, tức là răng không thể phục hồi và có thể ảnh hưởng đến các răng lân cận cũng như sức khỏe, và việc nhổ được bác sĩ chỉ định, sẽ được bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám và điều trị.
Hàn, trám răng
Dựa theo các điều khoản tại Điều 21 và Điều 23 của Luật Bảo hiểm y tế, trám răng sẽ được bảo hiểm y tế chi trả khi nằm trong các trường hợp sau:
- Trám răng do bệnh lý và được bác sĩ chỉ định điều trị.
- Chi phí điều trị được chi trả từ ngân sách Nhà nước.
Do đó, nếu răng của bạn gặp bệnh lý như vỡ tự nhiên, sâu răng, và được bác sĩ chỉ định cần trám, bạn sẽ được hưởng chính sách bảo hiểm. Ngược lại, nếu trám răng vì mục đích thẩm mỹ, bạn sẽ không được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh từ Bảo hiểm Y tế.
Chữa tủy răng
Việc chữa trị tủy răng là một phương pháp điều trị bệnh lý được bảo hiểm y tế thanh toán, cho phép người bệnh sử dụng thẻ Bảo hiểm Y tế khi đi khám và chữa bệnh để được chi trả các chi phí liên quan.
Xem thêm: Trám răng lấy tủy có đâu không?
Lấy vôi răng
Theo Điều 21 của Luật Bảo hiểm Y tế năm 2014, chi phí điều trị các bệnh lý răng miệng sẽ được thanh toán khi có chỉ định của bác sĩ. Việc lấy cao răng có được sử dụng Bảo hiểm Y tế hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn.
Nếu cao răng là nguyên nhân gây viêm nướu, chảy máu chân răng, tụt lợi, hoặc áp xe răng, và bác sĩ chỉ định lấy cao răng, bạn sẽ được hưởng quyền lợi Bảo hiểm Y tế.
Tuy nhiên, nếu bạn tự ý đi lấy cao răng định kỳ mà không có chỉ định từ bác sĩ, thì chi phí này sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả.
Trường hợp không được chi trả
Làm răng sứ, niềng răng, trồng răng
Theo Điều 23 của Luật Bảo hiểm Y tế, luật quy định rõ các trường hợp không được hưởng Bảo hiểm Y tế, trong đó bao gồm việc sử dụng dịch vụ y tế theo yêu cầu và dịch vụ thẩm mỹ.
Các dịch vụ như làm răng sứ, niềng răng, trồng răng được xem là các dịch vụ phục hình thẩm mỹ và liên quan đến việc sử dụng vật tư thay thế, nằm trong nhóm trường hợp không được hưởng quyền lợi Bảo hiểm Y tế.
Bảo hiểm y tế Răng – Hàm – Mặt chi trả như thế nào?
Mức hưởng BHYT đúng tuyến
Theo quy định của Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung năm 2014, người tham gia Bảo hiểm Y tế khi đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế đúng tuyến sẽ được Quỹ Bảo hiểm Y tế thanh toán chi phí theo mức hưởng sau đây:
- 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với bộ đội, công an; những người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người đã tham gia Bảo hiểm Y tế liên tục trong 5 năm và đã chi trả số tiền khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
- 95% chi phí khám, chữa bệnh đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
- 80% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Mức hưởng BHYT trái tuyến
Theo khoản 3 của Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, được sửa đổi và bổ sung vào năm 2014, trong trường hợp người có thẻ Bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế trái tuyến, Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ thanh toán chi phí theo mức hưởng khi đi khám tại cơ sở đúng tuyến theo tỷ lệ sau đây:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú.
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước.
- Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám chữa bệnh.
Nói chung, việc khám răng được bảo hiểm y tế có thể áp dụng trong các trường hợp liên quan đến bệnh lý và khi được bác sĩ điều trị. Đề nghị bạn liên hệ với cơ sở y tế trước khi đến khám nha khoa để được tư vấn chi tiết hơn.
Xem thêm: Trám răng hết bao nhiêu tiền?
Quy trình sử dụng bảo hiểm y tế để đi trám răng
Để trám răng và được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, bạn cần đến các cơ sở nha khoa công lập. Chỉ có các cơ sở công lập mới thực hiện chi trả bảo hiểm theo quy định. Quy trình để trám răng và sử dụng bảo hiểm sẽ được thực hiện theo các bước cụ thể sau:
- Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện để lấy số thứ tự hoặc bốc phiếu riêng cho từng người.
- Bước 2: Nhân viên tiếp nhận thông tin bảo hiểm y tế và sổ khám chữa bệnh.
- Bước 3: Bệnh nhân được mời vào phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt.
- Bước 4: Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm, chụp X-quang (nếu cần), và sau đó chỉ định trám răng và điều trị các vấn đề liên quan đến răng miệng.
- Bước 5: Sau khi hoàn tất, bệnh nhân sẽ đến quầy để lấy lại bảo hiểm y tế, sau đó thanh toán số tiền cần chi trả sau khi đã trừ đi phần trăm mà bảo hiểm hỗ trợ.
Lưu ý: Để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, bạn cần mang theo đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định như căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế còn hiệu lực, và các giấy tờ khác cần thiết.
Lưu ý để được bảo hiểm y tế thanh toán khi trám răng
Chọn địa chỉ trám răng có áp dụng bảo hiểm y tế
Để sử dụng bảo hiểm y tế khi trám răng, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế công lập (nhà nước) để điều trị. Việc thanh toán chi phí bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào việc chữa bệnh tại cơ sở đúng tuyến hay trái tuyến.
Cần mang theo các loại giấy tờ gì?
Để được chi trả bảo hiểm y tế khi thăm khám và trám răng, người bệnh cần mang theo hai giấy tờ sau đây:
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
- Thẻ bảo hiểm y tế còn hiệu lực.
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi có được sử dụng bảo hiểm y tế để chi trả trám răng hay không? Chúc bạn có quá trình điều trị trám răng suôn sẻ và thành công!