Nhổ Răng Khôn Không Cầm Máu Được Phải Làm Sao?

Nhổ răng khôn không cầm máu được có nguy hiểm không? Sau khi nhổ răng khôn chảy máu răng là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù đây là tình trạng thường gặp, tùy từng trường hợp lượng máu chảy sau khi nhổ răng khôn sẽ nhiều hay ít.

Nếu tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng khôn kéo dài liên tục thì có phải là tình trạng bất thường không và làm cách nào để có thể cầm máu một cách nhanh nhất. Trong bài viết dưới đây Bally sẽ chia sẻ cho bạn nguyên nhân gây chảy máu và cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nhổ răng khôn không cầm máu – Quá trình phục hồi!

Nhổ răng tại bất kỳ vị trí nào thì tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng là điều không thể tránh khỏi nếu bạn quyết định loại bỏ chiếc răng đó ra khỏi cung hàm. Quá trình chảy máu sau khi nhổ răng khôn có thể bắt đầu từ 30 phút đến 60 phút hoặc có thể kéo dài lâu hơn từ 1 giờ đến 2 giờ sau đó sẽ chấm dứt hoàn toàn và hình thành cục máu đông.

Trong vòng 24 giờ đến 48 giờ tiếp theo bạn có thể thấy vị trí sau khi nhổ răng khôn rỉ một ít huyết tương màu vàng nhạt và một ít máu làm cho nước bọt có màu hồng. Nếu bạn gặp tình trạng này thì bạn đừng quá lo lắng vì điều đó hoàn toàn bình thường.

Nhổ Răng Khôn Không Cầm Máu Được Phải Làm Sao?
Nhổ Răng Khôn Không Cầm Máu Được Phải Làm Sao?

Trong vòng 1 đến 2 tuần tiếp theo huyết tương và một ít máu sẽ không còn rỉ ra nữa, vết thương tại vị trí nhổ răng khôn sẽ được bịt chặt vì cục máu đông sẽ tạo ra những sợi tế bào vững chắc để bịt chặt vết thương tại ngăn chặn máu chảy. Từ đó, các mô tế bào sẽ liên kết với nhau tạo thành lớp màng niêm mạc mới.

Lúc này bạn nên cẩn thận đánh răng nhẹ nhàng để tránh làm bong lớp niêm mạc làm quá trình phục hồi vết thương sau khi nhổ răng khôn bị chậm lại. Nếu bạn không gặp một số triệu chứng như viêm tấy đỏ, đau nhức…thì quá trình phục hồi vết thương sau khi nhổ răng khôn của bạn đang phát triển theo chiều hướng tốt.

Đến 3 hoặc 4 tháng sau vết thương sau khi nhổ răng khôn sẽ hoàn toàn phục hồi.

Nguyên nhân gây chảy máu sau khi nhổ răng khôn

Nguyên nhân gây chảy máu sau khi nhổ răng khôn không cầm máu được dẫn đến máu chảy liên tục có thể đến từ quá trình phẫu thuật hoặc các triệu chứng viêm nhiễm chân răng…

Xem thêm: RĂNG SỨ RỚT RA NGOÀI – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 

Quá trình tiểu phẫu dẫn đến nhổ răng khôn không cầm máu được

Chảy máu răng không trong quá trình tiểu phẫu: Trong quá trình tiểu phẫu nếu bác sĩ nha khoa rạch vào niêm mạc với tác động mạnh sẽ làm vết rách trở nên sâu, rộng hơn hoặc làm nát vết thương sẽ làm máu chảy liên tục.

Bên cạnh đó nếu bác sĩ nha khoa làm tổn thương và gây đứt các mạch máu xung quanh chân răng cũng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu liên tục sau khi nhổ răng khôn.

Nhổ Răng Khôn Không Cầm Máu Được Phải Làm Sao?
Nhổ Răng Khôn Không Cầm Máu Được Phải Làm Sao?

Tiểu phẫu sâu bên trong nướu răng để lấy chân răng khôn làm xuất hiện tình trạng chảy máu từ màng xương.

Sau quá trình tiểu phẫu nhổ răng khôn còn sót lại chóp chân răng gây chảy máu liên tục tại vết thương.

Kỹ thuật của bác sĩ nha khoa không tốt cũng là một trong số nguyên nhân khiến máu chảy liên tục sau khi nhổ răng khôn.

Cấu tạo của răng khôn gây khó khăn trong quá trình tiểu phẫu

  • Răng khôn mọc ngang, mọc lệch nằm sâu trong cung hàm, thân răng to, nhiều chân sẽ gây khó khăn trong quá trình tiểu phẫu có thể dẫn đến tình trạng nhổ răng khôn không cầm máu được.
  • Răng khôn nằm gần mạch máu ở các niêm mạc, niêm mạc bị tổn thương khi răng khôn được nhổ gây ra tình trạng chảy máu.

Một số bệnh lý làm khó cách cầm máu khi nhổ răng được

  • Nguyên nhân gây ra tình trạng nhổ răng khôn không cầm máu được cũng có thể là do tình trạng viêm nhiễm tại vị trí nhổ răng khôn.
  • Các bệnh viêm nha chu, viêm tủy cũng sẽ gây ra tình trạng chảy máu liên tục sau khi nhổ răng khôn.
  • Nếu bạn đang mắc phải một số bệnh về răng như u nang xương hàm, rối loạn máu đông, giảm tiểu cầu…cũng sẽ gặp phải tình trạng nhổ răng khôn không cầm máu được. Bên cạnh đó nếu cơ thể bạn thiếu Vitamin C cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhổ răng khôn không cầm máu.

Xem thêm: Giá bọc răng sứ nguyên hàm  

Cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn

Cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn: Để có thể cầm máu sau khi nhổ răng khôn một cách hiệu quả thì việc xác định nguyên nhân gây chảy máu răng khôn là vấn đề vô cùng quan trọng. Xác định được nguyên nhân gây chảy máu liên tục sau khi nhổ răng khôn sẽ giúp bạn cầm máu hiệu quả hơn.

Cách cầm máu khi nhổ răng khôn do nguyên nhân thông thường

Cách cầm máu khi nhổ răng khôn do nguyên nhân thông thường:

Sử dụng gạc, bông y tế: Sau quá tình tiểu phẫu nhổ răng khôn các bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng gạc, bông y tế để cầm máu. Bạn cần gấp bông y tế lại thành hình vuông và cần làm ấm miếng gạc bằng nước sạch hoặc tẩm oxy-già.

Nhổ Răng Khôn Không Cầm Máu Được Phải Làm Sao?
Nhổ Răng Khôn Không Cầm Máu Được Phải Làm Sao?

Sau đó, đặt miếng gạc tạo vị trí vừa nhổ răng khôn và dùng răng cắn chặt để thấm lượng máu chảy ra. Bạn hãy duy trì cách làm này từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ sau đó bỏ ra.

Miếng gạc sẽ giúp bạn bảo vệ vết thương và hạn chế tác động từ bên ngoài. Nếu tình trạng rỉ máu vẫn tiếp tục, bạn có thể thay gạc mới và thực hiện theo hướng dẫn trên.

Sử dụng túi trà: Trong trà đen có chứa chất axit tannic giúp máu đông lại nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng túi trà đen để cầm máu bằng cách làm ấm túi trà sau đó đặt lên vị trí nhổ răng trong vòng 20 phút hoặc bạn có thể uống nước trà đen để cầm máu tuy nhiên quá trình cầm máu sẽ diễn ra chậm hơn.

Cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn do nguyên nhân bất thường

Sau khi nhổ răng khôn không cầm máu được dù bạn đã áp dụng cách cắn chặt băng gạc theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng máu vẫn chảy liên tục và kéo dài trong 6 giờ đầu tiên bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa, bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn chụp X – quang để chẩn đoán.

Nếu nguyên nhân nhổ răng khôn không cầm máu được là do viết niêm mạc bị tổn thương, vết thương bị rách thì các bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn khâu lại vết thương.

Xem thêm: Bọc răng sứ 2 răng cửa bị hô

Nếu sau quá trình tiểu phẫu chóp chân răng còn sót lại thì bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn mở nướu và lấy dị vật ra và làm khâu lại.

Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành tiểu phẫu hoặc thắt mạch máu sau đó khâu lại cho bạn nếu nguyên nhân dẫn đến tình trạng sau khi nhổ răng khôn không cầm máu được là do đứt mạch máu.

Nhổ Răng Khôn Không Cầm Máu Được Phải Làm Sao?
Nhổ Răng Khôn Không Cầm Máu Được Phải Làm Sao?

Nếu do tình trạng sót tổ viêm thì bạn sẽ cần phải nạo lại huyệt ổ răng và áp dụng cách cầm máu bằng băng gạc tẩm oxy già.

Nếu nguyên nhân do chất Adrenalin có trong thuốc tế hoặc rượu bia thì bạn chỉ cần cắn chặt băng gạc và kiêng rượu bia.

Một số lưu ý cho các bạn sau khi nhổ răng khôn để máu ngừng chảy

Chăm sóc răng miệng đúng cách cũng góp phần giúp ngưng tình trạng nhổ răng khôn không cầm máu. Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn không chỉ dừng lại ở việc vệ sinh răng miệng mà chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giúp máu ngừng chảy và phục hồi vết thương.

 

  • Các loại thức ăn mềm như soup, canh, cháo…sẽ giúp bạn dễ nuốt hơn sau khi nhổ răng khôn.
  • Bạn nên uống nhiều nước ép để nâng cao sức đề kháng, nhưng khi uống bạn nên hạn chế sử dụng ống hút để tránh chọc phải vết thương khiến vết thương nứt ra,
  • Bạn chỉ cần không ăn thực phẩm trong 1 đến 2 giờ sau khi nhổ răng khôn chứ không nên nhịn ăn sau thời gian này. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nếu bạn mất máu liên tục sau khi nhổ răng khôn thì đây là điều thiết yếu.
  • Bạn nên tránh làm tan cục máu đông, hãy cẩn thận khi nhai thức ăn.
  • Không ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc những món cay nóng, nhóm thức ăn này sẽ khiến tình trạng chảy máu không ngưng được.

Để vết thương do nhổ răng khôn lành nhanh và không nhiễm trùng thì nên làm gì?

Để vết thương sau khi nhổ răng khôn lành nhanh và không nhiễm trùng bạn nên chủ động rèn luyện các thói quen tốt. Một số thói quen dưới đây sẽ giúp vết thương sau khi nhổ răng khôn của bạn lành nhanh hơn:

Nhổ Răng Khôn Không Cầm Máu Được Phải Làm Sao?
Nhổ Răng Khôn Không Cầm Máu Được Phải Làm Sao?

Trong 1 giờ đến 2 giờ đồng hồ sau khi hoàn tất quá trình nhổ răng khôn bạn không nên ăn thực phẩm. Từ 1 ngày đến 2 ngày tiếp theo bạn không nên hoạt động răng miệng quá mạnh, nhai các loại thực phẩm dai cứng. Điều đó sẽ làm tổn thương đến mô nướu tại vị trí nhổ răng khôn khiến vết thương phục hồi chậm.

Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm trong 24 giờ đầu, không khạc nhổ hoặc súc miệng quá mạnh để tránh vết thương nứt ra. Không sử dụng bàn chải đánh răng để vệ sinh vết thương, tránh chạm vào vết thương trong 1 đến 2 tuần khi vết thương chưa lành.

Không sử dụng tăm, vật nhọn, cứng gây tổn thương đến vị trí nhổ răng vì có thể khiến tình trạng chảy máu liên tục kéo dài.

Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ ngoài ra bạn có thể chườm đá để làm giảm cơn đau.

Tuyệt đối không sử dụng các phương thức giảm đau dân gian mà không được sự đồng ý của bác sĩ nha khoa vì điều đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng miệng của bạn.

Sau khi vết thương hoàn toàn khỏi hẳn bạn có thể ăn uống theo sở thích của mình. Tuy nhiên, bạn cần phải duy trì thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên để có thể có được hàm răng chắc khỏe.

Hạn chế máu chảy liên tục sau khi nhổ răng khôn bằng cách tìm nha khoa uy tín!

Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng máu chảy liên tục sau khi nhổ răng khôn. Nha khoa uy tín là nơi có đội ngũ bác sĩ nha khoa với tay nghề giỏi và kinh nghiệm kiểm soát khủng hoảng trong điều trị.

Nha khoa Bally là một trong những địa chỉ nha khoa uy tín tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 10 năm kinh nghiệm. Chúng tôi có thiết bị y tế và đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.

Nha khoa Bally sử dụng kỹ thuật nhổ răng khôn không đau với thiết bị nhổ răng siêu âm hiện đại. Nhổ răng khôn không cầm máu chỉ là tình trạng rất thường gặp, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể gây cho bạn sự lo lắng và ảnh hưởng không đáng có.

Nếu bạn gặp phải tình trạng nhổ răng khôn không cầm máu hãy đến gặp ngay bác sĩ nha khoa hoặc liên hệ ngay với Nha khoa Bally. Bạn có thể liên hệ  với chúng tôi qua 2 cách:

Cách 1: Đặt câu hỏi thông qua khung chat bằng cách nhấn vào biểu tượng tin nhắn nằm dưới góc phải màn hình. Đội ngũ bác sĩ nha khoa của chúng tôi sẽ trả lời và tư vấn cho bạn.

Cách 2: Bạn hãy nhấc máy và gọi điện thoại qua số hotline: 093.461.9090 để được tư vấn chi tiết.

Sau khi được tư vấn nếu bạn muốn đến Bally để khám và điều trị triệu chứng nhổ răng khôn không cầm máu bạn có thể đặt lịch hẹn thông qua website của bị Dental hoặc gọi điện thoại qua đường dây nóng. Bạn có thể đến Bally thăm khám sớm nhất và điều trị kịp thời thông qua lịch hẹn trước mà không cần phải chờ đợi lâu.

Trên đây là những chia sẻ của Bally về nguyên nhân và cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn. Sau khi nhổ răng khôn không cầm máu được là tình trạng khá phổ biến, tùy vào lượng máu các bác sĩ nha khoa có xác định được bạn có đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về răng miệng không từ đó đưa ra hướng điều trị.

Xem thêm: Răng sứ bị lung lay phải làm sao? 

Bài viết trên sẽ giúp bạn có thể biết được nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nếu nhổ răng khôn không cầm máu. Nếu tình trạng chảy máu răng liên tục và kéo dài bạn có thể đến Bally để được tư vấn và điều trị kịp thời thông qua số hotline: 0934.461.9090

Logo nha khoa bally

Công ty TNHH Nha khoa Bally
Mã số thuế: 0106589233 
Địa chỉ trụ sở:
HN: 7B Thi Sách, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Phone: 0934619090
Email: head.office@bedental.vn

Dịch Vụ

Hỗ trợ khách hàng

 

Bản Đồ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0934619090