Răng hay bị mẻ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của cơ thể đang gặp một số vấn đề. Trừ những trường hợp tai nạn, va đập mạnh thì răng bị mẻ có thể do cơ thể thiếu chất hoặc cách ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng. Nếu không may có răng hay bị mẻ thì cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách. Hãy tham khảo 1 số biện pháp phòng ngừa và điều trị do nha khoa Bally đưa ra qua bài viết dưới đây nhé!
Mẻ răng là gì?
Mẻ răng là gì? Bề mặt răng được bao phủ bởi lớp men răng cực kỳ cứng và bền vững. Tuy nhiên, men răng cũng rất dễ bị tổn thương khi bị va chạm hoặc bị áp lực từ bên ngoài.
Tình trạng răng bị mẻ xảy ra khi phần men răng bị hư hỏng do va đập, rơi rớt, hay bị vỡ một phần. Điều này thường xảy ra ở vùng đỉnh múi hoặc cạnh cắn, làm cho răng trở nên sắc nhọn, gồ ghề và có thể gây tổn thương cho các mô mềm trong khoang miệng.
Quá trình ăn uống và làm sạch răng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của răng. Răng có thể suy yếu và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, dẫn đến các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Triệu chứng khi bị mẻ răng
Có những trường hợp khi mẻ răng quá nhỏ và ở vị trí khó nhìn thấy, người bệnh sẽ không cảm thấy bất kỳ triệu chứng gì. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau đây:
- Nướu quanh răng bị kích ứng.
- Đau răng khi nhai hoặc cắn.
- Răng nhạy cảm hoặc đau khi tiếp xúc với đồ nóng hoặc lạnh.
- Cảm giác khó chịu, kích ứng ở lưỡi khi lưỡi chạm vào vị trí răng bị mẻ.
Khi đến nha sĩ, người bệnh sẽ được thăm khám và nha sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng trên để đưa ra chẩn đoán về tình trạng mẻ răng.
Nguyên nhân răng hay bị mẻ
Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng răng bị mẻ. Đó có thể là do cơ thể đang thiếu chất dinh dưỡng, ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng hay bị mẻ.
Nguyên nhân răng hay bị mẻ do thiếu chất dinh dưỡng
Thiếu vitamin D là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng răng dễ bị mẻ. Trong cơ thể, vitamin D đóng vai trò giúp quá trình hình thành và phát triển hệ xương, răng. Thiếu Vitamin D không chỉ khiến cơ thể bé bị còi xương mà còn khiến răng trẻ mọc chậm, dễ xảy ra hiện tượng mẻ răng. Bạn có thể tìm thấy Vitamin D trong các loại thực phẩm gần gũi với chúng ta hằng ngày như: trứng, sữa, ngũ cốc, dầu cá,…
Cơ thể thiếu Vitamin Omega 3 là nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng răng bị mẻ. Omega 3 là một loại chất béo có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với răng giúp răng luôn khỏe mạnh, cứng cáp không hay bị mẻ. Trong cá hay dầu cá chứa rất nhiều Omega 3, bạn có thể tận dụng các thực phẩm này để bổ sung cho cơ thể.
Xem thêm: Giá bọc răng sứ nguyên hàm
Nguyên nhân răng hay bị mẻ do chế độ ăn uống không hợp lí
Thói quen ăn uống hằng ngày cũng rất dễ tác động, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Việc ăn thức ăn cứng thường xuyên cũng dễ gây ra hiện tượng răng dễ bị mẻ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn các thức ăn quá mềm. Sự lựa chọn tốt nhất chính là các món ăn có độ cứng vừa phải. Các món không quá cứng, không quá mềm sẽ làm cho răng nướu duy trì được hoạt động và cũng không làm răng bị mẻ.
Thói quen ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Bữa ăn thiếu Vitamin D, thiếu Omega 3, thiếu canxi, photpho,… Ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ béo, đồ ăn vặt, các món ăn dễ tạo mảng bám cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng răng hay bị mẻ.
Nguyên nhân răng bị mẻ do vệ sinh răng miệng không đúng
Dù bạn có hàm răng chắc khỏe như thế nào nhưng việc vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng sẽ dẫn đến tình trạng răng hay bị mẻ. Bạn cần thường xuyên chải răng, ít nhất 2 lần/ngày. Hiện nay, các loại kem đánh răng có rất nhiều chất giúp vệ sinh răng miệng cũng như bảo vệ răng nướu tốt hơn. Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách không chỉ khiến răng bị mẻ mà còn gây ra nhiều vấn đề răng miệng nguy hiểm khác.
Nguyên nhân răng hay bị mẻ do có thói quen xấu
Một số thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng khiến răng của bạn dễ bị mẻ như: hay nghiến răng, dùng răng để cắn các vật cứng như bút, thước, cắn móng tay,… Đây đều là những thói quen rất dễ khiến răng bị mẻ mà bạn nên bỏ ngay.
Biến chứng khi bị mẻ
Nếu mẻ nứt răng ăn sâu vào gốc răng, bạn có thể bị viêm và phải nhổ răng. Một số triệu chứng của viêm nhiễm tủy bao gồm:
- Đau răng khi ăn
- Sưng nướu răng
- Răng đau khi bị nhiệt độ thay đổi
- Hơi thở có mùi hôi hoặc miệng bị chua.
Những nguy hại khi răng hay bị mẻ
Răng bị mẻ thường nhạy cảm hơn và dễ vỡ hơn các răng khác, gây khó khăn trong quá trình nhai, đặc biệt là với các răng chức năng như răng cấm, răng nanh… Nếu thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi ăn, dạ dày sẽ bị khó chịu và tiêu hóa khó khăn hơn. Theo thời gian, điều này có thể gây ra một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
Vết nứt trên răng dễ dàng bị mở rộng và gây hại cho răng. Nếu một chiếc răng sắc nhọn bị gãy trong khi ăn, nó có thể bị nuốt vào dạ dày và gây ra vấn đề cho hệ tiêu hóa. Răng nanh hoặc răng cửa bị mất sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của toàn bộ xương hàm và gây khó khăn khi phát âm một số âm tiết.
Một chiếc răng nứt, sứt mẻ có thể làm lộ phần nhạy cảm của răng và gây đau đớn khi bị kích thích bởi các yếu tố từ bên ngoài. Bên cạnh đó, khi phần răng bị lộ ra, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra các tình trạng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng và những tổn thương khác. Nếu không được điều trị kịp thời, răng có thể bị mất hoàn toàn và gây tổn thương cho các răng lân cận.
Cách xử lý răng hay bị mẻ tại nhà
Nếu bạn bị đau răng hoặc cảm giác răng bị nứt, mẻ, có một số cách để giảm đau như sau:
Khạc/nhổ mảnh vỡ ra ngoài:
Nếu bạn bị mẻ răng hoặc răng bị gãy, hãy không tiếp tục nhai thức ăn và nên lấy đi các mảnh vụn ra. Tránh làm hỏng nướu bằng cách không nhai một cách quá mạnh. Đừng nuốt thức ăn đang nhai vì còn có thể chứa các mảnh vụn, và nếu chúng đi xuống cùng với thức ăn thì sẽ gây nguy hiểm cho đường tiêu hóa của bạn.
Không chạm vào gờ răng bị mẻ:
Trong trường hợp bạn bị đau hoặc cảm thấy răng bị nứt, mẻ, hạn chế việc kiểm tra bằng tay hoặc lưỡi vì các cạnh răng có thể rất sắc và gây tổn thương cho lưỡi hoặc nướu. Thay vào đó, bạn nên đặt một miếng bông gòn lên phần răng bị gãy và cắn chặt để tránh tiếp xúc với các mô mềm xung quanh và ngăn ngừa vi khuẩn và thức ăn gây nhiễm trùng.
Giữ lại các mảnh răng vỡ:
Khi răng bị vỡ, bác sĩ có thể cần đến các mảnh vỡ để ghép lại răng. Bạn nên thu thập và bảo quản các mảnh vỡ trong một hộp kín với một chút sữa hoặc nước bọt. Tuy nhiên, bạn không nên tự mình cố gắng ghép lại các mảnh vỡ vào răng, vì điều này có thể gây tổn thương cho nướu nếu không có dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
Súc miệng:
Khi chiếc răng bị vỡ, mẻ, phần bên trong răng có thể lộ ra bao gồm cả ngà răng, tủy răng hoặc phần nướu bên trong. Những khu vực này rất dễ bị tổn thương và nhiễm trùng nếu bị vi khuẩn xâm nhập. Do đó, sau khi làm sạch vết thương, cần súc miệng kỹ bằng nước muối loãng (nước muối sinh lý) và sau đó cắn lại miếng bông mới để giữ vết thương khô ráo và tránh nhiễm trùng.
Hẹn gặp Bác sĩ:
Sau khi phát hiện răng bị gãy, việc quan trọng đầu tiên là đặt lịch hẹn với nha sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Việc đi khám sớm sẽ giúp loại bỏ các cạnh răng sắc nhọn và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng mô răng hở do vi khuẩn xâm nhập, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Che phủ gờ răng sắc nhọn
Nếu bạn không thể đi đến cơ sở y tế ngay lập tức, bạn có thể tạm thời che các cạnh răng sắc nhọn bằng sáp nha khoa hoặc kẹo cao su không đường để tránh gây tổn thương cho các mô mềm trong miệng. Bạn có thể mua sáp nha khoa tại các hiệu thuốc Tây.
Cẩn thận trong ăn uống:
Để tránh làm hỏng phần còn lại của răng, bạn nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt như súp, cháo, bột, sinh tố,… và hạn chế ăn nhai với phần hàm có chiếc răng bị vỡ. Tránh ăn thức ăn cứng, dai, giòn, chua, cay, quá nóng hoặc quá lạnh để không gây tổn thương cho nướu và lưỡi của bạn.
Xem thêm: Bọc răng sứ 2 răng cửa bị hô
Cách chăm sóc và phòng ngừa răng hay bị mẻ
Để bảo vệ và tránh bị mẻ răng, có một số lưu ý sau đây mà bạn cần phải quan tâm:
Chải răng đúng cách
Đánh răng đúng kỹ thuật: Nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày và tuân theo các thao tác đánh răng đúng cách được hướng dẫn bởi các chuyên gia nha khoa.
Sử dụng chỉ nha khoa: Giúp làm sạch các mảng bám dính vào giữa các răng hiệu quả hơn.
Hạn chế ăn thực phẩm ngọt: Hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, socola, nước có gas trong bữa ăn hàng ngày và nếu ăn thì hãy đánh răng ngay sau đó.
Hạn chế ăn thực phẩm có tính axit cao: Cần hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính axit cao như nước ngọt có gas, chanh, quất… để bảo vệ răng. Sau khi ăn uống những thực phẩm này, cần súc miệng hoặc uống nước lọc để loại bỏ axit và giảm thiểu ảnh hưởng đến răng.
Tránh dùng thực phẩm có tính axit cao
Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất xơ, có tác dụng làm sạch răng miệng rất tốt.
Uống đủ nước: Việc uống nước không chỉ giúp rửa sạch mảng bám và mảnh vụn thực phẩm còn dính trên răng sau khi ăn, mà còn hỗ trợ cho hoạt động của tuyến nước bọt.
Uống đủ nước mỗi ngày
Hạn chế sử dụng răng để cắn, xé những vật cứng như nắp chai, bút bi, hoặc bao bì thực phẩm để tránh gây hư hại cho răng.
Đeo dụng cụ bảo vệ răng: Đeo bảo vệ hàm khi chơi thể thao và đeo máng chống nghiến khi ngủ là cách tốt để bảo vệ răng, đặc biệt là trong trường hợp mắc bệnh nghiến răng.
Cách điều trị răng hay bị mẻ
Cách điều trị răng hay bị mẻ? Ngay từ khi phát hiện răng hay bị mẻ, bạn cần có cách điều trj sớm kết hợp với biện pháp phòng ngừa giảm thiểu việc mẻ răng tiếp tục xảy ra. Nếu răng bạn đã mẻ, dù ít hay nhiều, bạn cũng cần đến cơ sở y tế để điều trị. Tùy vào mức độ mẻ bao nhiêu, bác sĩ sẽ đưa ra các cách khắc phục như sau
Trám răng
Đối với những răng đã mẻ quá nhiều, bạn cần phải trám răng ngay. Nếu không trám, vùng răng bị mất sẽ ảnh hưởng đến thân răng, răng mất hình dạng, gây mất thẩm mĩ đồng thời khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng. Trám răng sẽ bảo vệ được buồng tủy bên trong, ngăn ngừa được hiện trạng sâu răng gây nguy hiểm.
Xem thêm: RĂNG SỨ RỚT RA NGOÀI – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Gắn lại mảnh vỡ
Nếu răng bạn bị mẻ và bạn giữ lại được phần răng mẻ đó, các bác sĩ sẽ xem xét có thể gắn lại cho bạn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho những răng do tai nạn mà răng của bạn không bị sâu.
Mài răng
Trường hợp răng bị mẻ nhẹ, mất một phần răng nhỏ thì bạn chỉ bị mài một phần răng nhỏ và đánh bóng lại là xong. Thông thường các biện pháp này áp dụng phần lớn cho phần răng ở mặt tiền, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mĩ của hàm răng.
Bọc răng sứ
Răng bị mẻ nhiều có nguy cơ mất răng, bạn cần phải bọc răng sứ. Điều kiện để bọc răng sứ là chân răng của bạn còn chắc khỏe. Mão răng sứ mới như một chiếc răng mới không chỉ giúp bạn ăn uống bình thường mà còn giúp bảo vệ được răng thật bên trong hiệu quả.
Cấy ghép Implant – Phương pháp phục hồi mất răng tối ưu nhất
Phương pháp cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng tiên tiến và có hiệu quả nhất hiện nay. Quá trình này bắt đầu bằng việc cấy ghép một trụ Implant bằng Titanium vào xương hàm. Sau khi trụ Implant được tích hợp với xương hàm, Bác sĩ sẽ gắn một khớp nối Abutment lên trên, sau đó gắn răng sứ phục hình lên khớp nối này.
Răng Implant là phương pháp phục hình răng tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay, thay thế chân răng thật để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm và tác động lực nhai lên xương hàm. So với các phương pháp phục hình răng khác, như cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp, răng Implant có tuổi thọ trung bình cao hơn, lên đến hơn 20 năm và có thể kéo dài vĩnh viễn nếu được chăm sóc đúng cách.
Địa chỉ nha khoa uy tín
Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao, chuyên môn cao, cùng với các trang thiết bị hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Tại Be Dental cung cấp các dịch vụ răng giả tháo lắp hay cố định tốt nhất, nói không với việc xảy ra các hiện tượng răng hay bị mẻ, tụt lợi, có viền đen sau khi làm răng. Tại Bally bạn sẽ được tư vấn những phương pháp sao cho phù hợp với bản thân nhất và với giá thành hợp lý.
Xem thêm: Răng sứ bị lung lay phải làm sao?
Tự hào là một trong những cơ sở nha khoa uy tín nhất mang đến những trải nghiệm tốt nhất đến cho khách hàng, phác thảo ra cho bạn liệu trình làm răng tốt nhất.
Với nhiều năm hoạt động trên thị trường, làm và xử lý rất nhiều trường hợp về răng miệng sau quá trình làm răng giả. Bally luôn có các liệu trình và phương pháp làm răng tránh tuyệt đối các sai sót không đáng có, mang lại một dịch vụ răng miệng tốt nhất cho khách hàng
Vừa rồi là những vấn đề về tình trạng răng hay bị mẻ. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề trên thì hy vọng rằng bạn đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng răng miệng của bạn và cách khắc phục chúng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề răng miệng, hãy liên hệ với Bally, các thắc mắc của bạn sẽ được ghi nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Để được tư vấn cụ thể hơn về cách chăm sóc và điều trị răng hay bị mẻ. Bạn hãy liên hệ với Bally để được giải đáp chi tiết hơn nhé!