Răng sứ bị mẻ vỡ phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý 

Răng sứ bị mẻ vỡ phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý. Phương pháp bọc răng sứ với một mão sứ có kiểu dáng cùng sắc màu trắng sứ giống với màu răng thật giúp người bệnh có hàm răng đều khoẻ và có giá trị thẩm mĩ. Tuy nhiên, không phải bao giờ việc bọc răng sứ cũng đem tới chất lượng cao và đáp ứng mong muốn của bệnh nhân. 

Ở một vài trường hợp, răng sứ bị vỡ hay sứt mẻ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của hàm răng. Nguyên nhân răng sứ bị mẻ là từ đâu? Răng sứ bị vỡ có trám được không hay cách trám như thế nào hiệu quả? Mọi băn khoăn sẽ được trả lời qua bài chia sẻ dưới đây. 

Nguyên nhân khiến răng sứ bị vỡ 

Thông thường, một chiếc răng sứ sẽ có tuổi thọ trung bình khoảng 10 đến 20 năm nhưng khi dùng răng sứ quá nhiều, răng sẽ ngày càng bị vỡ và yếu dần. Tuy nhiên, có những trường hợp răng sứ bị vỡ càng sớm, một vài nguyên nhân sau người bệnh cần chú ý: 

Răng sứ bị mẻ khi bị tác động ngoại lực mạnh 

Đối với những trường hợp răng sứ bị vỡ ngay sau khi bọc răng sứ một thời gian ngắn thường là do không cẩn trọng khiến răng sứ phải chịu tác động của ngoại lực mạnh. Các dòng răng sứ chất lượng cao tuy có sự bền chắc rất cao tuy nhiên cũng không thể nào tránh được ảnh hưởng từ tác động mạnh của ngoại cảnh. 

Do đó, nếu bệnh nhân không may mắn gặp tai nạn hoặc chịu chấn thương nghiêm trọng thì nguy cơ vỡ răng sứ là vô cùng cao. 

Răng sứ được chế tạo có chất lượng kém 

Để bảo đảm chất lượng và tránh tình trạng răng sứ bị vỡ trong thời gian sử dụng, răng sứ cần được chế tác chính hãng và có nguồn gốc rõ ràng. Điều này giúp người bệnh yên tâm với độ bền chắc chắn dài lâu. Tuy nhiên, nếu dùng phải chất liệu răng sứ không có xuất xứ hay chất lượng thấp, răng sứ sẽ không được sử dụng dài lâu. 

Đặc biệt, khi thực hiện chức năng ăn nhai, mão sứ sẽ phải chịu tác động thường xuyên nên sẽ có khả năng yếu dần đi. Theo thời gian, chất lượng răng sứ sẽ dần trở nên yếu và bị nứt vỡ. 

Thực hiện bọc mão răng sứ sai kỹ thuật 

Việc thực hiện đúng kỹ thuật đảm bảo sức khoẻ răng miệng cho người bệnh sẽ tuỳ thuộc ở phòng khám răng và tay nghề bác sĩ điều trị. Theo đó, nếu bác sĩ thực hiện kỹ thuật tay nghề quá yếu không đủ chuyên môn sẽ có nguy cơ bọc răng sứ sai cách làm lệch khớp cắn. 

Tuy nhiên, tình trạng này về lâu dài sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến khả năng ăn uống nhai của người bệnh cũng như làm gia tăng nguy cơ răng sứ bị vỡ. Ngoài ra, việc bọc răng sứ không đúng kỹ thuật vừa khít cũng khiến răng sứ bị vỡ và dễ dàng rớt ra ngoài lúc ăn nhai. 

Do đó, việc chọn lựa nha khoa với cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại cùng các bác sĩ giỏi sẽ giúp bạn không phải lo ngại đến tình trạng răng sứ dễ vỡ. 

Xem thêm: Bọc Răng Sứ Sau Khi Lấy Tủy Bao Nhiêu Tiền? 1 Số Lưu Ý Trước Khi Quyết Định

Cách chăm sóc răng sứ sai cách 

Một yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đối với chất lượng của răng sứ có tác động làm răng sứ bị vỡ không là cách chăm sóc răng miệng mỗi ngày. Theo đó, khi thực hiện bọc răng sứ, người bệnh dễ dàng bị mắc các vấn đề răng miệng hơn bình thường nên cần chăm sóc răng miệng kỹ càng hơn. 

Đồng thời, người bệnh cũng cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ đối với việc ăn uống và chăm sóc răng miệng nhằm tránh tình trạng răng sứ bị vỡ mẻ nhé! 

Răng sứ bị mẻ vỡ phải làm sao?
Răng sứ bị mẻ vỡ phải làm sao?

Răng sứ bị vỡ mẻ gây ảnh hưởng như thế nào? 

Tình trạng răng sứ bị vỡ không những làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ khuôn mặt và gây rất nhiều hệ luỵ đến sức khoẻ tổng thể của người bệnh. Theo bác sĩ, một số nguy cơ bệnh nhân phải đối diện khi vỡ răng sứ bao gồm: 

Tổn thương đầu lưỡi: Đây được coi là ảnh hưởng đầu tiên mà người bệnh có thể gặp phải khi răng sứ bị vỡ. Khi ấy, bề mặt răng trở nên bén nhọn và lởm chởm khiến khả năng người bệnh chạm phải vào đầu lưỡi cao hơn. 

Răng bị yếu đi: Thần kinh của răng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ các vết nứt, vỡ trên răng. Do đó, răng sẽ nhạy cảm và yếu đi khi gặp các tác động lực mạnh cũng như môi trường nóng lạnh đột ngột thay đổi. 

Nguy cơ vỡ răng rất cao: Răng sứ bị vỡ khiến tuỷ răng bị lòi ra ngoài bởi các đường nứt vỡ gây ra. Điều này sẽ khiến răng ngày càng lung lay, thậm chí có thể bị nứt vỡ vì màng bảo vệ đã mất. 

Tăng khả năng nhiễm khuẩn răng miệng: Thần kinh cùng các mô cấu thành nên răng sẽ bị tổn thương khi răng sứ bị mẻ. Chúng sẽ có khả năng bị vi trùng xâm nhập và gây nên tình trạng viêm nhiễm. Thậm chí, nếu kéo dài không chữa trị, bệnh vẫn có thể tiến triển sang áp xe phổi nghiêm trọng. 

Theo chuyên gia, vỡ răng sứ ẩn chứa quá nhiều nguy hiểm với sức khoẻ tuy nhiên nhiều người bệnh vẫn lơ là và chủ quan dẫn đến những hậu quả không đáng có. Chính vì thế, khi bắt gặp tình trạng răng sứ bị vỡ, bệnh nhân cần phải đến ngay các cơ sở nha khoa nhằm có phương án xử lý kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe cho mọi người. 

Những điều cần lưu ý khi bọc mão răng sứ mới 

Theo từng lý do xảy ra tình trạng răng sứ bị vỡ, cách xử lý khi này là bọc một chiếc răng sứ mới đảm bảo chất lượng, chuẩn kỹ thuật. Người bệnh cần lưu ý một vài điều khi lựa chọn cơ sở nha khoa để thực hiện kỹ thuật cùng cách chăm sóc răng sứ phù hợp: 

Lựa chọn kỹ càng cơ sở nha khoa 

Việc lựa chọn nha khoa sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng răng sứ. Do đó, người bệnh cần lựa chọn nha khoa đảm bảo bác sĩ chuyên khoa phải có tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm mới thực hiện bọc răng sứ chuẩn kỹ thuật. Điều này sẽ hạn chế tình trạng răng sứ bị vỡ trong thời gian nhanh chóng. 

Đồng thời, việc đảm bảo thiết bị tiên tiến hỗ trợ kỹ thuật trong quy trình từ thăm khám đến điều trị và chế tạo mão sứ cũng cần được lưu tâm. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ nhận định đúng tình trạng nhằm tìm ra phác đồ điều trị phù hợp. Hơn nữa, bệnh nhân sẽ nhận được chất lượng răng sứ đẹp tự nhiên vừa khít đảm bảo tỉ lệ mão sứ. 

Xem thêm: Đắp răng sứ là gì? Phương pháp phục hình giúp răng trở nên hoàn mỹ, an toàn 

Cách chăm sóc răng miệng 

Để tránh tình trạng răng sứ bị vỡ, người bệnh cần tránh các thức ăn cứng, dai vì rất có thể làm tổn hại đến răng sứ. Đồng thời, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm, thức uống đậm màu nhằm không làm xỉn màu răng sứ. Hơn nữa, việc cung cấp các chất khoáng cần thiết cho răng cũng cần người bệnh lưu ý giúp cùi răng thêm chắc khỏe. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt như chải răng đều đặn hai lần mỗi ngày và thực hiện đánh răng với bàn chải lông mềm cùng với chỉ nha khoa. Hơn nữa, thăm khám răng định kỳ cũng góp phần duy trì chất lượng răng sứ và khắc phục nhanh tình trạng lệch lạc tránh biến chứng nghiêm trọng. 

Răng sứ bị mẻ vỡ phải làm sao?
Răng sứ bị mẻ vỡ phải làm sao?

Răng sứ bị mẻ vỡ phải làm sao? 

Răng Sứ  bị mẻ phải làm sao? Một khi răng sứ trong miệng đã bị mẻ vỡ hết, thì không trám răng nữa, khi ấy bạn cần bọc lại răng sứ mới. Bác sĩ sẽ nhổ đi răng sứ cũ và bọc lại răng sứ mới. Nếu chỗ mẻ quá nhẹ không ảnh hưởng đến thẩm mĩ, bác sĩ có thể mài lại vết mẻ cho nhẵn và đánh bóng, khi ấy, bạn không cần phải bọc lại răng sứ. 

Răng sứ có cấu trúc bao gồm 1 tấm kim loại, mặt ngoài bọc 1 lớp sứ. Lớp sứ này tương đối bền nhưng phải đi trong môi trường chân không có nhiệt độ cao cùng áp lực lớn. Bởi vậy mới chịu đựng được sức ăn nhai tương đối mạnh của từng người. Dù răng sứ bền bỉ tuy nhiên nếu tác động ngoại lực lớn sẽ có thể làm bề mặt răng sứ bị mẻ, vỡ, . .. 

Nên nhiều trường hợp khi ăn nhai thực phẩm quá cứng hoặc chấn thương bởi tai nạn thì răng sứ sẽ bị mẻ, nứt, . .. Cách duy nhất để khắc phục tình trạng trên đó là tháo răng sứ đã bị mẻ vỡ ra bọc bằng răng sứ mới. Chỉ có như vậy thì răng mới phục hồi được kiểu dáng và chức năng như cũ. 

Khi răng nứt, mẻ và có dấu hiệu vỡ vụn thì bạn cũng nên kiểm tra xung quanh răng sứ để lấy hết vụn vỡ (nếu có), tránh tình trạng ăn phải vụn răng sứ. Sau đó, hãy đến khám bác sĩ nha khoa để có hướng xử lý phù hợp, tránh ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt mỗi ngày. 

Răng sứ bị mẻ vỡ phải làm sao?
Răng sứ bị mẻ vỡ phải làm sao?

Cách khắc phục răng sứ bị mẻ

Răng sứ bị mẻ có nhiều nguyên do khác nhau, tuy nhiên hầu hết là do nhai thức ăn cứng quá mới dẫn đến tình trạng như vậy. Bạn cần tránh nhai thực phẩm quá cứng như thanh cua, vỏ ốc, . .. hoặc mở lon bia, nhai nước đá. .. 

Tật nghiến răng khi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân làm chiếc răng sứ không còn nguyên vẹn hình dáng nữa. Thế nên, bạn có thể sử dụng lược chống nghiến hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nhằm khắc phục tình trạng này. 

Bên cạnh đó, nếu bạn chăm sóc răng sứ không cẩn thận thì răng sứ cũng sẽ bị bào mòn, dẫn đến nứt vỡ. Do vậy, bạn phải chải răng từ trên xuống, không chải ngược nhằm tránh bị mòn cổ chân răng. Nên dùng bàn chải chuyên dụng để không làm ảnh hưởng nhiều đến răng sứ. 

Những tình huống trên có thể lường được và phòng tránh, tuy nhiên nếu tai nạn đến đột ngột sẽ không ai tránh khỏi. Để hạn chế tình trạng nứt, mẻ do tai nạn, bạn cần lựa chọn nha khoa bọc sứ uy tín và lựa chọn răng sứ có chất lượng phù hợp nhất theo nhu cầu của mình. 

Xem thêm: Răng sứ HT Smile là gì? Có tốt không? Ưu nhược điểm khi làm răng sứ HT Smile 

Logo nha khoa bally

Công ty TNHH Nha khoa Bally
Mã số thuế: 0106589233 
Địa chỉ trụ sở:
HN: 7B Thi Sách, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Phone: 0934619090
Email: head.office@bedental.vn

Dịch Vụ

Hỗ trợ khách hàng

 

Bản Đồ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0934619090